CHIA SẺ CUỐI TUẦN: QUY TRÌNH XÂY NHÀ TỪ MÓNG ĐẾN MÁI (tiếp theo 3)

0
1122

Chào bạn!

Như đã biết, tuần vừa rồi Xây Dựng Ngô Huỳnh đã chia sẻ quy trình gia công, lắp dựng móng cho ngôi nhà của bạn (xem lại tại đây). Tuần này, mời bạn tìm hiểu quy trình sử dụng khung bê tông cốt thép cho công trình.

Khung bê tông cốt thép là loại kết cấu chịu lực chính trong các công trình dân dụng. Khung bê tông cốt thép toàn khối nhờ có những ưu điểm riêng và phù hợp nên hiện nay đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

BTCT 1

Phần 4: QUY TRÌNH SỬ DỤNG KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP

Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu việc xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của nhà. Hiện nay, mặc dù công nghệ xây dựng đã đi khá xa, nhiều loại vật liệu mới ra đời, nhưng bê tông, cốt thép và gạch vẫn là những vật liệu xây dựng chủ yếu và phổ dụng nhất.

 

Một hệ khung nhà bao giờ cũng bao gồm 5 thành phần chính đó là: cột nhà (để truyền lực xuống đất), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà), tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), và cầu thang là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà.

 

Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là:

+ Đan thép

+ Ghép cốp pha

+ Đổ và đầm bê tông

+ Chờ bê tông ngưng kết

+ Rút cốp pha, xây tường.

Công việc này không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp, chỉ cần lưu ý một số điểm chính như sau:

– Việc đan thép phải theo đúng chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài của các cấu kiện thép.

– Khi đan cần lưu ý tránh dẫm lên thép làm xô lệch thép làm giảm sức chịu tải. Nên có các cầu thép đặt lên trên kết cấu khi tiến hành đổ bê tông tránh làm xô lệch thép đan.

 

– Việc ghép cốp pha cần thực hiện theo đúng quy chuẩn xây dựng, gỗ cốp pha không được lựa chọn loại gỗ quá kém phẩm chất, có thể bị bục vỡ trong quá trình đổ đầm bê tông. Kết nối các cốp pha thật chặt và gọn gàng. Hệ thống giàn giáo sắt phải tốt , đảm bảo chịu lực cho tòan bộ vật liệu, thiết bị và công nhân trong qúa trình thi công.

 khung BTCT 2

– Việc đổ đầm bê tông có thể thực hiện thủ công bằng máy trộn bê tông, cũng có thể thực hiện bằng xe trộn bê tông chuyên dụng, bơm bê tông bằng vòi bơm. Quá trình trộn cần lưu ý đúng tỷ lệ giữa cốt liệu và chất kết dính, sao cho hỗn hợp bê tông đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Khi đầm bê tông lưu ý phải đầm đều tay, không được bỏ sót bất kỳ chỗ nào.

– Việc tháo dỡ cốp pha cần lưu ý sao cho thời gian ngưng kết của bê tông phải đủ ngày. Nếu có sử dụng phụ gia đông kết nhanh thì cần phải trên 07 ngày bê tông mới đạt cường độ và có thể tháo dỡ được. Không nên vì tiến độ gấp gáp mà rút cốp pha sớm, gây ra nhiều tai nạn sập bê tông đáng tiếc.

khung BTCT 3

– Việc xây tường cần lưu ý xây làm sao cho thẳng, mạch đều, không trùng mạch. Trong quá trình xây cần liên tục kiểm tra độ thẳng bằng quả dọi. Vữa xây cần trộn đúng tỷ lệ, đảm bảo độ kết dính và chống nước thẩm thấu qua.

 

Với đội ngũ xây dựng có kỹ năng chuyên môn cao như Xây Dựng Ngô Huỳnh, kinh nghiệm thi công đã chia sẻ cho bạn ở bài viết này chỉ là 1 phần rất nhỏ trong sự hiểu biết về xây dựng của chúng tôi. Khi cùng bạn xây tổ ấm, thì trong thời gian thi công hay làm việc với bạn, chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn nữa để bạn thực sự nắm rõ. Muốn tìm hiểu về các quy trình tiếp theo mời bạn theo dõi bài viết tuần sau.

Bạn nhớ theo dõi bài viết của chúng tôi vào thứ 7 mỗi tuần. Hãy dành ra một chút thời gian tìm hiểu vừa thư giãn, vừa hiểu được những thông tin chúng tôi mang tới để có những quyết định tốt nhất cho ngôi nhà của mình nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Thân chào!

Tất cả vì ngôi nhà thân yêu của bạn!

Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế  Xây Dựng NGÔ HUỲNH

LIÊN HỆ

► Văn phòng chính : 355 Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

► Hotline : 0909.155.919 – Kts.Long ( từ 8g-  17g)

Email : NgoHuynhHome@gmail.com

Để lại bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here